Thai nhi 7 tuần tuổi

0

Thời điểm này mẹ thật sự mong muốn được biết tình trạng phát triển của thai nhi, sức khỏe của bé và của mẹ. Một số khác lại đang băn khoăn liệu rằng mình và con có thể mắc phải những bệnh gì trong tuần thai thứ 7. Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý, hay làm cách nào để giữ mẹ và bé luôn trong tình trạng tốt nhất có thể?

Thay đổi ở thai nhi tuần thứ 7

Tuần này, thai nhi đã tăng gấp đôi về kích thước. Thai nhi xuất hiện 3 điểm đen biểu hiện của hai mắt và mũi. Tai đã bắt đầu xuất hiện nhưng rất nhỏ. Các ngón tay ngón chân đang dần được hình thành. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phải với nhịp đập là 150 lần/phút. Dù vậy, em bé vẫn chỉ là một phôi thai, còn có một cái đuôi nhỏ phía dưới.

Mới trong các tuần đầu nhưng thai nhi đã phát triển rất nhanh. Hệ thống tiêu hóa của trẻ cũng đã hình thành và phát triển khá mạnh. Nhau thai vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình là mang chất ôxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến cơ thể nhỏ bé của em bé.

Thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 7

Phụ nữ mang thai trong tuần này chưa xuất hiện những biểu hiện khác thường ngoài ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực. Tuy nhiên bạn không nên thả rông ngực khi thấy tức ngực nhé bởi vì điều này có thể gây chảy xệ ngực sau khi sinh.

Người ngoài hầu như khó có thể nhận ra tình trạng mang thai của bạn vì cơ thể phụ nữ mang thai lúc này vẫn bình thường, bụng của bạn cũng chưa có dấu hiệu to ra.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu cảm giác ốm nghén làm phiền bạn và bạn thực sự không muốn ăn bữa sáng. Bạn nên bù đắp việc cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và bé trong các bữa còn lại như bữa trưa hay tối. Các bà bầu trong khi bị ốm nghén sẽ muốn ăn thật nhiều, đặc biệt là đồ ăn vặt.

Đừng nên lo lắng và cố gắng giảm cân trong giai đoạn này vì hiện giờ cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn để cung cấp không chỉ cho một người mà là hai người. Do đó bạn nên bổ sung dưỡng chất với các bữa ăn phụ tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn.

Hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt luộc, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài. Uống nhiều nước và các thức ăn có chứa Vitamin C.

Các bệnh thường gặp

Các bà bầu hầy hết đều mắc phải các triệu chứng của táo bón. Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở các bà bầu. Nguyên nhân chính là các hoocmon thai kỳ như progesterone. Loại hoocmon này gây dãn và làm giảm hoạt động của ruột bạn sau đó gây ra táo bón.

Bạn cũng thường xuyên cảm thấy nóng nực trong người, hay đổ mồ hôi, đặc biệt là lúc đêm. Đối với một số trường hợp phụ nữ bị mắc chứng huyết áp thấp cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, vì dễ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe phụ nữ mang thai.

Bố mẹ cần làm

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp là cần thiết khi bạn mang thai để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh.

Nếu hiện tại bạn đang tham gia một lớp thể dục, hoặc các hoạt động thể thao mạnh, bạn nên cân nhắc để chuyển sang các lớp học thể dục hoặc các hoạt động thể thao phù hợp, nhưng tốt nhất nên hỏi bác sĩ để có những bài tập tốt nhất với cơ thể phụ nữ mang thai. Bạn cũng nên nên tránh các hoạt động mạnh vì chúng rất có thể dẫn đến lưu thai hoặc sảy thai.

Quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này cũng cần nên lưu ý giảm bớt để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy chuẩn bị cho thai nhi một tuần phát triển vững chắc để bước sang tuần thứ 8 phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.