Cách hay giúp bà bầu khắc phục chứng buồn nôn khi uống vitamin và khoáng chất

0

Một số loại vitamin tổng hợp mẹ cần phải được uống bổ sung trong thai kỳ. Thế nhưng nhiều mẹ bầu không thể uống được do mắc chứng buồn nôn khi uống vitamin.

Dưới đây là những cách giúp mẹ bầu khắc phục được điều này, đảm bảo cơ thể đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ.

Đối với viên sắt

Lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung hàng ngày là 30mg. Tuy nhiên viên sắt khiến nhiều mẹ dễ bị buồn nôn nhất do mùi vị của chúng. Lượng sắt quá nhiều trong viên vitamin tổng hợp cũng khiến mẹ cảm thấy khó chịu và sinh ra buồn nôn.

Lúc này mẹ cần kiểm tra hàm lượng sắt ghi trên bao bì, nếu hàm lượng sắt trên 30mg thì mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển qua dùng loại có hàm lượng sắt thấp hơn.

Mẹ cũng có thể ăn kèm một chút thức ăn nhẹ khi uống vitamin sắt trước khi đi ngủ để cảm thấy bớt khó chịu.

Đối với canxi

Với viên uống bổ sung canxi mẹ có thể dùng viên tổng hợp canxi riêng mà không phải dạng tổng hợp có chứa nhiều loại vitamin khác nhau.

Ngoài ra mẹ cũng có thể tăng cường lượng sữa để cung cấp canxi mà không cần uống viên bổ sung.

Nếu viên thuốc quá to thì mẹ nên chia làm 2 để uống hoặc chuyển sang dạng thuốc nhai hay thuốc dạng lỏng nhé.

Vitamin B6

Mẹ cần chú ý đến loại vitamin này. Thường các viên vitamin bổ sung có chứa vitamin B6 dễ gây buồn nôn cho mẹ bầu. Mẹ có thể chọn các sản phẩm không chứa thành phần này.

Axit folic

Axit folic là một trong những dưỡng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung trước, trong và sau khi sinh để đảm bảo sự phát triển bình thường cho bé. Mỗi ngày mẹ cần cung cấp 400mcg axit folic cho cơ thể nếu muốn mang thai. Khi có thai thì mẹ cần bổ sung 600 mcg mỗi ngày.

Đối với dưỡng chất này, nếu mẹ bị buồn nôn khi dùng các viên uống bổ sung thì tốt nhất mẹ nên đến bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

Lưu ý:

Việc  bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất không chỉ giúp cho thai kỳ khỏe mạnh mà còn phòng chống được một số các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Chính vì vậy mẹ bầu cần quan tâm đến điều này. Mẹ cần phải nắm chính xác mình cần uống thêm loại nào, liều lượng bao nhiêu và khắc phục tình trạng nôn ói không tiếp nhận của cơ thể nhé.