Thai nhi 28 tuần tuổi

0

Thay đổi ở thai nhi tuần thứ 28

Em bé của bạn lúc này đã nặng hơn 1kg và chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 37,6cm. Mặc dù vẫn còn yếu ớt nhưng phổi của thai nhi đang hoạt động theo đúng chức năng của nó.

Đầu của bé ngày một lớn hơn để tạo không gian cho bộ não phát triển bình thường. Não của bé thật sự trở thành một bộ phận phức tạp. Trong tuần này, não của bé phẳng, nhưng đến các tuần sau các nếp nhăn trên bề mặt não sẽ bắt đầu hình thành. Vỏ não của bé đang phát triển để hỗ trợ bộ nhớ và ý thức. Những điều này chính là biểu hiện của việc nghe ngóng và cảm nhận sự vật sau khi bé chào đời. Lượng mô não cũng bắt đầu tăng trong tuần thứ 28. Sự phát triển lông và tóc cũng tiếp tục.

Gai lưỡi của thai nhi phát triển nhiều hơn so với lúc ra đời sau này. Vì vậy vị giác của bé rất nhạy bén. Lông mày và lông mi đã rõ ràng, tóc trên đầu cũng mọc dài hơn. Bé tròn trịa hơn do làn da căng phồng bởi lớp mỡ phía dưới.

Thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 28

Cơ thể người mẹ đang phình to rất nhanh. Lúc này bạn có thể cảm thấy rõ ràng đầu tử cung của mình cách rốn chừng 9 cm. Trọng lượng cơ thể bạn đã tăng trên 8,5 kg. Tử cung của bạn đã gần chạm tới xương hông.

Cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện khó chịu như chuột rút, trĩ hoặc các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên thai phụ cũng đừng lo lắng nhé vì các triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh em bé.

Đôi khi bạn cảm thấy bụng mình có các cơn co thắt cảm tưởng như bạn sắp sinh. Một vài trường hợp nó cũng không làm bạn đau đớn, vì đây chỉ là các cơn co thắt giả. Bạn có thể mơ về ngày chuyển dạ và sinh nở, hoặc mơ về em bé tương lai. Điều này là một triệu chứng hoàn toàn bình thường. Các giấc mơ có thể gây ra do tư thế nằm không thoải mái hoặc là do bạn đang quá lo lắng. Chúng hoàn toàn không liên quan gì đến sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng

Bạn nên lập cho mình một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, hãy bổ sung cho mẹ và bé nhiều chất xơ. Bé cần được bổ sung acid folic và vitamin để tăng trưởng và tiếp tục tạo máu. Mẹ nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn hàng ngày như rau chân vịt, cải bó xôi…Nếu bạn có cảm giác chán ăn, bạn nên chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ.

Bạn có thể ăn thêm các loại hoa quả tươi để giúp cơ thể thoải mái hơn bạn nhé. Để tăng cường vitamin C cho cơ thể, hãy ăn thêm ổi. Vỏ ổi giàu vitamin C gấp 5 lần so với cam. Hãy thêm 1 quả ổi trong khẩu phần rau quả hằng ngày của bạn. Dưa hấu, đậu đỏ, hành tây, cần tây, bạc hà, tỏi, dưa leo,… có tác dụng lợi tiểu tiêu phù, do đó thai phụ có thể ăn thêm nhiều một chút các loại rau quả này.

Uống thật nhiều nước trong thai kỳ giúp làm lượng nước ối trong tử cung của mẹ tăng lên. Nó cũng gúp mẹ tránh khỏi các triệu chứng như tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sinh non. Hãy nghỉ ngơi đều đặn, ăn các món ăn nhẹ, uống 1 ly sữa nóng và đi ngủ sớm. Giữ cho tinh thần luôn thư giãn, cảm giác kiệt sức kia sẽ nhanh chóng qua mau thôi.

Các bệnh thường gặp

Tử cung của bạn lớn lên mỗi ngày để phù hợp với sự phát triển của bé. Điều này cũng khiến cho mẹ mắc phải các triệu chứng của bệnh trĩ. Mạch máu ở vùng hậu môn sưng lên là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nếu bị ngứa hoặc có cảm giác đau đớn, hãy thử ngâm mình trong một bồn tắm ngồi hoặc chườm lạnh ở các vùng này.

Bạn phải tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai. Để tránh cảm giác khó chịu của bệnh táo bón gây ra, bạn nên có một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.

Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón vẫn tiếp tục trong giai đoạn này. Các loại hoocmon thai kỳ, đặc biệt là progesterone khiến các mô của mẹ giãn ra, ở cả đường tiêu hóa. Chậm tiêu có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi và ợ nóng, đặc biệt là sau khi bạn ăn quá nhiều, các triệu chứng của táo bón cũng theo đó mà xuất hiện.

Bố mẹ cần làm

Mẹ nên sử dụng loại áo ngực chuyên biệt cho thời kì mang thai. Loại áo ngực tốt nhất là loại có thể nâng được bầu ngực, rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt.

Bạn nên khám thai hai tuần một lần ngay từ lúc này cho đến tuần thứ 36. Bạn nên chú ý tới một vài điểm sau:

– Siêu âm Rhogam

– Chụp hình ảnh sơ đồ hoạt động của bào thai

– Tính các lần bé đạp

– Tham gia các lớp học tiền sản

– Nên cho bé bú sữa mẹ hay bú bình

Lập kế hoạch cho các loại đồ dùng cần thiết để mua cho bé để tránh bị vội vàng khi bé chào đời. Ngoài ra những ông bố bà mẹ nên thường xuyên nói chuyện với bé. Mặc dù bé vẫn ở trong bụng mẹ, nhưng bé có thể nghe những gì bố mẹ nói. Duy trì cho bé nghe các loại nhạc nhẹ, nhạc cổ điển để kích thích não, các giác quan khác phát triển mạnh mẽ bạn nhé.