Home Blog Page 3

Nguy hiểm khôn lường khi thai nhi bị thiếu oxy

0

Hiện tượng thai nhi bị thiếu oxy đa phần do mẹ có tiền sử bệnh thiếu máu, đau tim, cao huyết áp, hen suyễn… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thai nhi có thể gặp phải nguy hiểm: sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Không giống trẻ sơ sinh, em bé trong bụng mẹ không hề dùng miệng hoặc mũi để thở. Thông qua nhau thai, bé cưng nhận chất dinh dưỡng cũng như oxy từ mẹ. Khi mẹ hít thở, oxy trong không khí sẽ qua hệ thống tuần hoàn của mẹ đi vào nhau thai, dây rốn và truyền đến thai nhi. Vì vậy, khi nói thai nhi bị thiếu oxy không có nghĩa bé đang gặp khó khăn trong vấn đề thở. Ngược lại, đây là biểu hiện cho thấy mẹ bầu đang gặp vấn đề sức khỏe: khó thở, thở yếu hoặc vấn đề về dây rốn, nhau thai.

Những điều mẹ bầu cần biết: Dấu hiệu thai nhi bị thiếu oxy

1/ Sự thay đổi khi thai động

Bắt đầu từ tuần thứ 18-20 mẹ bầu đã có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi. Tình trạng thai động mạnh hay yếu, nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mỗi bé. Đối với những bé có tính cách “yên tĩnh” thì bé động khá nhẹ nhàng, trong khi đó bé có tính “hiếu động” sẽ có những cử động mạnh mẽ hơn và số lần cũng nhiều hơn.

Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần quan sát để ý đến cử động của thai nhi, thai máy. Nếu thai nhi động dưới 10 lần/12 giờ hoặc vượt quá 40 lần/12 giờ thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang bị thiếu oxy trong tử cung.

2/ Nhịp tim thai bất thường

Thông thường nhịp tim của thai nhi đập khoảng 120-160 lần/phút nhưng nếu vượt quá 160 lần/phút có thể thai nhi đang bị thiếu oxy ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu cử động của bé giảm hoặc ngừng hẳn, tim thai thấp hơn 120 lần/phút có khả năng thai nhi thiếu oxy ở giai đoạn muộn.

3/ Sự phát triển của thai nhi ngừng hẳn

Trong trường hợp thai nhi bị thiếu oxy thì sự sinh trưởng và phát triển của bé sẽ chậm lại thậm chí là ngừng hẳn. Đối với một thai kỳ khỏe mạnh, sau tuần thai thứ 28 thì mỗi tuần thai nhi sẽ tăng trưởng khoảng 1mm. Như vậy thông qua các cuộc kiểm tra trong vòng 2 tuần nếu thai nhi không phát triển có khả năng bé đang rơi vào trạng thái thiếu oxy nghiêm trọng.

Thai nhi bị thiếu oxy vì đâu?

1/ Nguyên nhân từ mẹ

Oxy cung cấp cho thai nhi được truyền từ cơ thể của người mẹ, nếu oxy trong máu mẹ không đủ sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy. Cơ thể mẹ không được khỏe mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này, có thể do mẹ mắc một trong những bệnh sau:

– Mẹ bị cao huyết áp trong thai kỳ, viêm thận mãn tính sẽ làm cho các động mạch nhỏ không đủ oxy.

– Mẹ mắc bệnh về tim mạch, phổi, tình trạng thiếu máu nặng cũng khiến các tế bào hồng cầu không có đủ lượng oxy cần thiết.

– Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ những chỉ định điều trị từ bác sĩ, mẹ bầu phải chú ý tránh tiếp xúc với các nguồn có khả năng kích phát cơn hen như: Khói thuốc lá, lông động vật, khói bếp than hay thức ăn có nguy cơ gây dị ứng cua biển, tôm, các loại hải sản khác.

2/ Nguyên nhân từ thai nhi

Trong thời gian mang thai có những trường hợp chức năng hệ thống mạch máu, tim mạch của thai nhi gặp trở ngại. Hoặc mắc các bệnh bẩm sinh, nhóm máu của mẹ và bé không hợp, thai bị viêm nhiễm bên trong tử cung…Những bất thường này đều có thể dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu oxy.

3/ Nguyên nhân do dây rốn

Dây rốn là con đường duy nhất truyền oxy cũng như các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Nhưng nếu dây rốn gặp vấn đề bất thường nào đó cũng khiến cho bé bị thiếu oxy.

Những điều bà bầu cần biết: Khắc phục hiện tượng thiếu oxy ở thai nhi

1/ Bổ sung oxy cho thai nhi

Khi phát hiện thai nhi thiếu oxy, tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám và bổ sung oxy cho bé bằng các loại máy chuyên môn. Đây là cách hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh của mẹ như tim, phổi…cũng như làm tăng nồng độ oxy trong máu để truyền đến thai nhi.

2/ Khám thai định kỳ

Thiếu oxy là nguyên nhân hàng đầu khiến thai chết lưu. Vì vậy mẹ cần khám thai định kỳ để kiểm tra tim thai, chức năng dây rốn…để biết chắc thai nhi vẫn đang phát triển tốt.

3/ Duy trì tư thế nằm ngủ nghiêng sang trái

Để phòng tránh nguy cơ thiếu oxy ở thai nhi, mẹ bầu cần duy trì tư thế nằm nghiêng sang bên trái. Đây là cách hiệu quả để tăng cường máu cung cấp cho thai nhi trong tử cung, làm giảm nguy cơ bé bị thiếu oxy.

 

10 quy tắc “ngầm” về dinh dưỡng mẹ bầu cần biết

0

Chỉ 1 lỗi sai trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, sức khỏe của mẹ và bé cưng đều bị ảnh hưởng. Dưới đây là 10 quy tắc dinh dưỡng mẹ bầu cần nhớ để đảm bảo lợi ích cho cả 2 mẹ con. Tham khảo ngay nhé!

1/ Bổ sung đủ axit folic

Lý tưởng nhất, bạn nên bắt đầu bổ sung 400 mcg axit folic hàng ngày trước khi mang thai ít nhất 3 tháng và tiếp tục tăng nhu cầu lên khoảng 600 mcg trong suốt thai kỳ. Bổ sung axit folic đầy đủ trong những tháng đầu thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa  50-70% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, một vài nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, nếu bổ sung axit folic cho một năm trước khi mang thai và trong ba tháng giữa thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ sinh non.

2/ Ăn vì chất, không vì lượng

“Ăn cho 2 người” là câu cửa miệng quen thuộc của rất nhiều mẹ bầu. Vì con, nhiều mẹ sẵn sàng ăn gấp đôi, gấp 3 lượng thức ăn bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực như: nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non, nguy cơ sinh mổ do thai quá lớn… Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ trẻ mắc bệnh béo phì trong những năm đầu đời và cân nặng của mẹ trong thai kỳ.

Thực tế, thay vì tập trung vào số lượng, chế độ dinh dưỡng khi mang thai nên đi sâu vào chất lượng thực phẩm. Mẹ bầu nên cố gắng duy trì một thực đơn giàu dinh dưỡng, đảm bảo 4 nhóm chất quan trọng.

3/ Thực đơn không thiếu cá

So với protein từ thịt, nguồn protein từ cá có thành phần a-xít amin cân đối, tổ chức liên kết ít và phân phối đều hơn nên cá dễ tiêu hơn. Ngoài ra, cá còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể, nhất là nguồn omega-3, rất có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi, tạo tiền đề phát triển trí thông minh, bộ nhớ, kỹ năng vận động và ngôn ngữ cho trẻ trong suốt những năm đầu đời.

Cũng vì lý do này, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo mẹ bầu nên duy trì thực đơn dinh dưỡng từ 1-2 bữa cá/ tuần, tương đương 300 – 400 gram/ tuần. Tuy nhiên, bạn nên tránh những loại cá nước biểu sâu, bởi chúng có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

4/ Rượu: Chất cấm nguy hiểm!

Rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức y tế trên thế giới đã chứng minh: Một trong những nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ thói quen uống rượu khi mang thai. Hơn nữa, uống rượu còn có thể tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và thai chết lưu.

5/ Bổ sung sắt khi mang thai

Trong thời gian mang thai, nhu cầu bổ sung sắt của mẹ tăng gấp đôi bình thường, khoảng 30 mg mỗi ngày để đảm bảo lưu lượng máu cũng như bổ sung nguồn dự trữ sắt của thai nhi. Vừa bổ sung sắt, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C, bởi vitamin C có thể giúp tối đa hóa khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

6/ Tránh xa các loại vi khuẩn

Để bảo vệ em bé trong bụng mẹ khỏi những vi khuẩn có hại như Listeria, Salmonella và E. coli, mẹ bầu nên tích cực nói “Không” với các loại pho mát mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng cũng như thực phẩm tái, sống, đồ ăn thừa để bên ngoài hơn 2 tiếng đồng hồ…

7/ Cắt giảm lượng caffein

Không cấm hoàn toàn nhưng mẹ bầu nên hạn chế bớt lượng caffein “nạp” vào cơ thể mỗi ngày để bảo vệ thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ hơn 200 gram caffein mỗi ngày khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Lưu ý dành cho mẹ: Không chỉ cà phê chứa caffein, các loại nước ngọt, trà cũng có một lượng caffein nhất định. Mẹ nên lưu ý lượng caffein từ những thực phẩm này.

8/ Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Thức ăn nhanh như thực phẩm chiên rán chứa một lượng phèn chua nhất định, có thể gây hại cho não của thai nhi, làm não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ mắc hội chứng Down. Thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, cá hun khói … được chế biến và tiếp xúc qua than gỗ, nhiên liệu đốt này phát ra chất độc ô nhiễm hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

9/ Sự cần thiết của canxi

Thai nhi cần canxi để phát triển răng và xương trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Không nhận đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi sẽ rút từ lượng canxi dự trữ của mẹ, làm tăng nguy cơ hình thành tình trạng loãng xương sau khi sinh.

Mục tiêu mỗi ngày: Đảm bảo ít nhất 800 mcg canxi trong giai đoạn 3 tháng đầu, và khoảng 1.000 -1.200 mcg canxi trong 3 tháng giữa, cuối thai kỳ.

10/ Tập trung vào chất xơ

Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc vừa giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, vừa giúp mẹ cảm thấy no và không ăn quá nhiều. Hơn nữa, thực phẩm giàu chất xơ cũng thường đi kèm với nhiều loại vitamin, khoáng chất và phytochemical rất cần thiết cho sự phát triển của bé cưng. Cố gắng bổ sung ít nhất 25 miligam đến 35 miligam chất xơ mỗi ngày, mẹ bầu nhé!

 

Suy dinh dưỡng bào thai: Cẩn thận không nguy!

0

Thai nhi trong bụng mẹ phát triển kém, cho dù đã đủ tháng nhưng cân nặng lúc mới sinh dưới 2500g, hiện tượng này được gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể mắc phải.

Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, các cơ quan như xương, cơ, da, não…đều bị ảnh hưởng và dễ nhận thấy nhất là sau khi sinh trẻ bị nhẹ cân. Nếu được nuôi dưỡng tốt và đúng cách trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng chuẩn, nhưng chiều cao lại khó đạt được. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết được nguyên nhân cũng như cách nhận biết sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Nhận biết suy dinh dưỡng bào thai

Với trình độ khoa học hiện nay, mẹ có thể nhận biết sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các chỉ số như chiều cao tử cung, vòng bụng bác sĩ có thể chẩn đoán thai nhi có đang phát triển tốt hay không.

Ngoài ra, qua mức độ tăng cân của mẹ trong giai đoạn mang thai cũng giúp nhận biết thai nhi có bị suy sinh dưỡng hay không. Thông thường, trong suốt thai kỳ mẹ bầu tăng từ 10-12kg. Đối với những mẹ ở cuối thai kỳ nhưng cân nặng chỉ tăng 6kg, nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai khá cao.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai

Có 4 nguyên nhân chính làm cho bào thai bị suy dinh dưỡng, tác động trực tiếp sức khỏe thể chất và trí tuệ sau này của bé.

1/ Độ tuổi khi mang thai

Cơ thể người phụ nữ bắt đầu lão hóa khi bước sang tuổi 30, mang thai khi càng lớn tuổi thai nhi càng dễ bị suy dinh dưỡng vì không được cung cấp đủ chất cần thiết. Trẻ sinh ra thường kém thông minh, mắc hội chứng down, dị tật tim bẩm sinh, hở hàm ếch. Nhằm hạn chế những nguy cơ trên cho bé cưng, mẹ nên kết hôn và sinh con vào giai đoạn từ 25-30 tuổi.

2/ Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi

Trong thời gian mang thai, nếu sức khỏe mẹ không được tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Chẳng hạn mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, thai nhi có khả năng bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định mang thai.

3/ Dinh dưỡng trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, không phải chỉ cần số lượng mà còn phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất là chất bột, chất đạm, chất béo và vitamin cùng khoáng chất. Những dưỡng chất này đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ, đồng thời góp phần xây dựng các cơ quan cho bé như não bộ, tim, gan, bộ máy tiêu hóa, hô hấp…

Không cần phải đợi đến lúc có bầu người mẹ mới bắt đầu tẩm bổ. Trước khi mang nếu có một chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học những đứa trẻ sinh ra sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

4/ Môi trường làm việc của mẹ bầu

Điều kiện, tính chất cũng như môi trường làm việc của mẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu mẹ làm việc nặng nhọc, đầu óc luôn bị căng thẳng, áp lực, ô nhiễm…sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi. Sức khỏe, năng lượng của mẹ không chỉ dành cho các hoạt động lao động hàng ngày mà còn phải dành một phần lớn năng lượng cho em bé trong bụng phát triển cũng như quá trình vượt cạn và nuôi con.

Phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng để lại những hậu quả không tốt đối với bé, vì vậy khi mang thai mẹ cần bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm như đạm, vitamin, axid folic, canxi, sắt, i-ốt cùng các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Bên cạnh đó, trong thời gian thai nghén mẹ bầu nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động vất vả và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ.

 

Những quan niệm sai lầm các bà bầu hay mắc phải

0

Phụ nữ sắp làm mẹ thường làm những gì mà họ cho là tốt nhất cho bé đang lớn lên từng ngày trong bụng. Nhưng với những hướng dẫn và quan điểm khác nhau từ nhiều người, các thai phụ rất dễ bị nhiễu thông tin.

Cách tốt nhất là nếu điều gì bạn không rõ, đừng ngại hỏi bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất. Thế mới cần đến vai trò bác sĩ phải không nào! Và bên cạnh hỏi bác sĩ, bạn cũng cần “né” luôn những sai lầm thường gặp bên dưới khiến những bà mẹ thông minh nhất cũng dễ trở thành nạn nhân.

Sai lầm thứ 1: Ăn cho mẹ và bé

Thật đáng tiếc phải nói với bạn rằng, khi que thử thai báo cho bạn tin vui, điều đó không có nghĩa bạn có thể ăn thoải mái cho thỏa thích. Trên thực tế, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển, bạn chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày trong khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai. Thậm chí, việc cung cấp thêm năng lượng này thật sự cũng không cần thiết cho đến khi bắt đầu 3 tháng giữa của thai kỳ. Bạn cần biết, tăng cân quá mức có thể dẫn đến các biến chứng như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật, vì thế để giữ cho cân nặng trong giới hạn khuyến cáo là điều rất quan trọng. Tốt nhất là bạn hãy hỏi bác sĩ để biết rõ bạn cần tăng bao nhiêu ký khi mang thai là hợp lý nhất.

Theo Hiệp hội Thai sản Mỹ, phụ nữ có cân nặng vừa phải cân trước khi mang thai thì nên tăng khoảng 11-16kg; người bị thiếu cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 12-18kg; phụ nữ thừa cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 7-11kg; người béo phì thì nên theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng chỉ nên tăng từ 6-9kg; thai sinh đôi thì nên tăng từ 16-20kg.

Sai lầm thứ 2: Bắt đầu ăn kiêng

Một số phụ nữ lợi dụng cơ hội mang thai để bạo biện cho các hành vi tự nuông chiều mình quá đà, trong khi một số khác lại làm ngược lại và kết quả là tăng không đủ “chỉ tiêu” cân nặng khi mang thai. Bạn đừng quên cơ thể bạn đang nuôi thêm một sinh linh khác, chính vì vậy bạn bắt buộc phải tăng cân! Có thể trước đây bạn chưa từng hài lòng với hình thể của mình, nhưng đây thật sự không phải là lúc để ăn kiêng cho mục đích giảm cân. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải ăn uống cân bằng thật tốt giữa bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, tham gia các bài tập thể dục đã được bác sĩ cho phép, và đừng lo về việc giữ “phom” vì bạn sẽ có rất nhiều thời gian để làm điều đó ngay sau khi bé chào đời.

Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ tăng ít cân hơn mức cần thiết sẽ có nguy cơ sinh con thiếu cân. Trẻ sinh ra bị thiếu cân có nguy cơ bị tử vong hay kém phát triển thể chất và trí tuệ.

Sai lầm thứ 3: Bỏ qua tiền thai sản

Nhiều phụ nữ sắp làm mẹ bị ốm nghén hoặc thường xuyên buồn nôn phàn nàn rằng các loại vitamin tiền thai sản chỉ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, nhưng bạn phải biết là đó là những viên bổ sung quan trọng mà bạn phải uống mỗi ngày. Bé của bạn cần các chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin cho sự tăng trưởng và phát triển, do đó nếu liều lượng thuốc hàng ngày làm bạn khó chịu thì đừng ngần ngại mà không trao đổi cùng bác sĩ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một thuốc hiệu khác hoặc đề xuất một lựa chọn thay thế (chẳng hạn như hình thức dán hoặc dùng thuốc nước) ít gây phiền hà cho bụng bạn hơn. Bạn cũng có thể uống các viên vitamin với thức ăn hoặc vào thời điểm khác trong ngày, hoặc cũng có thể hỏi bác sĩ xem có thể bẻ đôi viên thuốc được không.

Sai lầm thứ 4: Không thành thật với bác sĩ

Có thể bạn rất thích thưởng thức hơi nhiều rượu trước khi nhận ra mình đã có thai. Có thể bạn đang trong một mối quan hệ không bảo đảm. Hoặc có thể bạn chỉ không thể từ chối sức cám dỗ của một đĩa sashimi tươi ngon và “thèm muốn chết” sushi. Nên nhớ, chẳng ai hoàn hảo cả, và bác sĩ cũng chẳng trông mong điều đó ở bạn đâu. Thay vào đó, quan trọng là bạn cần phải thành thật với bác sĩ về cuộc sống của bạn và bất kỳ sai lầm nào mà bạn có thể đã gây nên khi đang chuẩn bị sinh em bé. Bác sĩ cần các dữ liệu do bạn cung cấp để giúp bạn sinh con khỏe mạnh, do vậy bạn phải thành thật với bác sĩ. Ngay cả nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi phải nói về điều mà bạn đã làm, nhưng hãy nuốt lấy niềm kiêu hãnh đó mà nói ra. Tất cả đều vì con của bạn mà thôi. Trong phần lớn các trường hợp, nhiều khả năng là bác sĩ sẽ nói với bạn rằng chuyện ấy cũng không nghiêm trọng gì (mà sẽ làm nên điều kỳ diệu khiến tội lỗi của bạn tan biến và giúp bạn nhẹ nhõm trong lòng).

Sai lầm thứ 5: Nghỉ ngơi quá ít

Cuộc sống có thể gây căng thẳng lúc này hay lúc khác, và bạn có thể là mẫu người hay “đốt đèn” nửa đêm để hoàn tất công việc trong ngày. Thế nhưng khi thai nghén một sinh linh bé nhỏ, bạn cần đảm bảo cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Các “chi phí” vật lý của thai phụ có thể tiêu táng sức lực của bạn, và cơ thể (và tâm trí) bạn cần có thời gian để tái tạo năng lượng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ không ngủ đủ giấc dễ gặp trục trặc trong thời gian đau đẻ và sinh con hoặc có khi cần phải sinh mổ. Chính vì thế mà việc “kéo gỗ” cho đầy đủ là một ưu tiên đấy bạn bầu ơi!

Sai lầm thứ 6: Xem nhẹ bản thân bạn khi mang thai

Mang thai em bé chắc chắn sẽ làm thay đổi cuộc sống bạn, nhưng nó không đến mức gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh. Chính vì vậy, bạn hãy duy trì lối sống thường ngày và tiếp tục làm những điều bạn thích. Nếu thích chạy, bác sĩ sản khoa có thể sẽ “bật đèn xanh” cho phép bạn tiếp tục chạy bộ, nhưng bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước chứ không thể tùy tiện làm. Hãy để mang thai trở thành một trải nghiệm đáng nhớ để bạn tận hưởng.

Hãy cứ có thể gặp gỡ bạn bè, hẹn hò với nửa kia của mình, và đừng phí thời gian của 40 tuần để lo lắng về những gì bạn nên và không nên làm. Cảm nhận thông thường và giao tiếp cởi mở với bác sĩ của bạn sẽ dẫn dắt bạn đi qua một chặng đường dài mà bạn có khi chính bạn cũng không kịp nhận ra. Và rồi bạn sẽ ẵm bé yêu vừa chào đời trên đôi bàn tay người mẹ và bắt đầu giai đoạn kế tiếp của vai trò làm cha, làm mẹ. Hãy tự tin và luôn thoải mái, bạn nhé!

 

Khi mang thai nên kiêng làm gì?

0

Khi bắt đầu hành trình mang thai là lúc các chị em bắt đầu học cách kiêng dè một vài hoạt động để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thêm những điều dưới đây vào danh sách “đen” của mình ngay, mẹ nhé!

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trở nên nhạy cảm, thậm chí có vẻ yếu đuối hơn hẳn. Không chỉ sức khỏe bản thân, bất cứ hành động nào của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Nhất là với những hành động dưới đây, hoàn toàn không an toàn cho thai nhi đâu mẹ nhé!

1/ Leo trèo, bê vác vật nặng

Thực tế, 2 việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi leo trèo hoặc bê vác vật nặng, mẹ bầu có nguy cơ bị trượt ngã cao hơn rất nhiều, bởi khả năng giữ thăng bằng kém. Hơn nữa, khi bê vác vật nặng, bạn có thể vô tình gây áp lực quá mức lên bụng, có thể dẫn đến những cơn co thắc tử cung. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên hạn chế leo trèo lên cao hoặc làm việc nặng. Nếu cần, bạn đừng ngại nhờ anh xã, đồng nghiệp hoặc người xung quanh giúp một tay nhé.

2/ Hạn chế gập người lên xuống

Tư thế cúi gập người nhặt đồ vật gì đó dễ gây ảnh hưởng đến cột sống. Hơn nữa, khi cúi người, máu dồn xuống đầu cũng có thể gây choáng váng, dẫn đến té ngã gây nguy hiểm cho thai nhi.

3/ Kiêng bắt chéo chân hay gập gối

Thói quen ngồi bắt chéo chân sẽ làm hạn chế lưu thông máu, đồng thời gây nên tình trạng đau lưng, đau cổ nếu phải ngồi lâu. Do khi chân này bắt lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và gây nên áp lực lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống xương và cơ ở phần cổ, lưng giữa và lưng dưới. Để đảm bảo sức khỏe khi mang thai, bạn nên ngồi thẳng, chân khép, đặt vuông góc với mặt đất. Tốt nhất, nên phân đều lực lên hai chân và chú ý ngồi thẳng lưng.

4/ Kiêng đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột

Chuyển tư thế đột ngột có thể làm mẹ bầu bị choáng, dễ ngất xỉu. Tốt nhất, bạn nên vịn tay vào gối từ từ di chuyển đến phần trước ghế ngồi, duỗi thẳng hai chân, phân phối trọng lượng cơ thể đều trên cả hai chân, dùng tay hỗ trợ và nhẹ nhàng đứng lên.

5/ Kiêng đứng quá lâu

Đứng quá lâu gây cản trở lưu thông máu, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí chân bị phù nề… Những tác động này ảnh hưởng không tốt cho thai phụ. Vì thế, nếu bắt buộc phải đứng lâu, bạn nên để một chân lên một chiếc ghế nhỏ, đổi tư thế với chân kia trong 5 – 10 phút nhé!

6/ Kiêng mang giày cao gót

Mang giày cao gót khiến trọng lượng tâp trung vào mũi chân, máu huyết lưu thông không tốt, dễ gây phù nề bàn chân. Hơn nưa, mang giày cao gót khi mang thai dễ gây té ngã, ảnh hưởng tiêu cực đến em bé trong bụng mẹ. Tốt hơn hết, mẹ nên thay giày cao gót bằng giày bệt hoặc giày đế thấp, để cân bằng trọng lượng cơ thể và đi lại dễ dàng hơn. Trong trường hợp quá mê mẩn, không thể từ bỏ giày cao gót, mẹ cũng lưu ý nên chọn giày đế xuồng, có chiều cao không quá 5 cm.

7/ Hạn chế leo cầu thang

Leo cầu thang giúp bạn tăng cường khả năng vận động của các cơ vùng chậu, đùi và mông giúp mẹ sinh nở nhanh chóng hơn và thúc đẩy khả năng phục hồi sau sinh. Hơn nữa, vận động bằng cách leo cầu thang cũng giúp tăng cường chức năng tim mạch.

Lợi ích là thế, nhưng bà bầu không nên lạm dụng việc leo cầu thang. Bởi khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống cũng như tăng độ ma sát giữa các khớp, làm tình trạng đau lưng, nhức mỏi gối khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, lúc xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương sẽ tăng gấp 3 lần.

Lưu ý dành cho mẹ: Khi lên xuống cầu thang, bạn nên nắm chắc tay cầm, đồng thời tránh nghe điện thoại để giảm thiểu nguy cơ vấp ngã.

 

Những loại nước ép dinh dưỡng cho mẹ bầu

0

Ăn gì, uống gì để mang lại lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu của những phụ nữ mang thai. Sau đây là một vài loại nước ép dinh dưỡng, rất thích hợp cho thai kỳ của chị em chúng mình nhé!

Nước cam

Trong nước cam chứa một hàm lượng vitamin C rất cao, có lợi cho việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, bạn sẽ giảm hẳn những nguy cơ mắc những loại bệnh cảm thông thường trong quá trình mang thai của mình. Folic có trong cam sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và canxi thì giúp phát triển cơ và xương của thai nhi. Nếu bạn bị dị ứng và không thể uống sữa trong khi mang thai, nước cam có thể là một giải pháp thay thế tuyệt vời.

Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt là một trong những nguồn cung cấp vitamin A tuyệt hảo cho cơ thể. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi thai, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tim, gan, phổi, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Ngoài ra, đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, vitamin A cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi mô sau khi sinh.

Bên cạnh vitamin A, nước ép cà rốt còn chứa khá nhiều vitamin và các loại chất khoáng có lợi khác. Các mẹ bầu có thể ăn một vài thực phẩm giàu chất béo trước khi uống nước ép cà rốt vì vitamin A sẽ dễ tan hơn trong dầu. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý không nên uống qúa nhiều nước ép cà rốt vì nó sẽ dẫn đến tình trạng quá tải của gan và gây vàng da.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua là một thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Đối với những phụ nữ thừa cân trong quá trình mang thai và những người muốn giảm cân sau khi sinh, nước ép cà chua là một thức uống tuyệt vời vì nó không chứa quá nhiều năng lượng. Uống nước ép cà chua trước mỗi bữa ăn từ 20 – 30 phút trước mỗi bữa ăn sẽ giúp kích thích nhu động ruột và chuẩn bị tốt cho quá trình tiêu hóa.

Nước ép bắp cải

Đây là một loại nuớc uống lành mạnh cho phụ nữ mang thai. Ngoài việc giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và vitamin K giúp chống đông máu, nước ép bắp cải còn chứa rất nhiều chất xơ giúp giảm táo bón khi mang thai.

Tuy nhiên, bắp cải khá khó tiêu nên các mẹ chỉ nên uống một lượng nhỏ mỗi lần thôi nhé! Hoặc nếu muốn dễ uống hơn, bạn có thể ép chung với các loại củ quả khác như cà rốt, cà chua và cam chẳng hạn.

Nước ép nho

Axit folic, kali và natri có trong nước ep nho đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh của bé. Không những vậy, nho vừa giúp cơ thể giải độc vừa có ích trong quá trình tái tạo máu.

Tuy nhiên, vì lượng đường trong nho khá cao nên mẹ bầu không nên uống nhiều đâu đấy. Mỗi lần chỉ nên uống một ít thôi và nên pha loãng theo tỷ lệ 1: 1 trước khi uống. Đặc biệt đối với những mẹ bầu bị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng, bao tử… hoặc bị béo phì, tiểu đường không nên uống nước ép nho.

 

Tư thế ngủ an toàn cho mẹ bầu

0

Một tư thế ngủ an toàn và thoải mái không chỉ giải cứu mẹ bầu khỏi chứng mất ngủ mà còn đảm bảo sức khỏe cho bé. Cùng với đó, bạn cũng nên chú ý hơn mỗi khi thay đổi tư thế. An toàn là trên hết, mẹ nhé!

Khi đang mang thai, việc tìm một giấc ngủ thoải mái càng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Sau một ngày dài mệt mỏi, lưng của bạn như muốn rời ra, cẳng chân nhức và bụng thì to như thể chiếm trọn không gian của chiếc giường. Nhưng ngay cả lúc này đây, bạn cũng cần nhớ trong đầu: giữ cho mình một tư thế an toàn nhất.

Hạn chế nằm sấp

Cần tránh tạo áp lực lên phần bụng của bạn. Đặc biệt, từ sau tháng thứ 5 thì bạn cần phải tạm biệt tư thế nằm sấp. Thực ra, mẹ bầu nào cũng lo lắng cho con và chẳng cần phải nhắc nhở thì các mẹ đều tự động tránh tư thế nằm này.

Nằm ngửa: Nên và không nên

Đừng nghĩ rằng không nằm sấp đồng nghĩa với việc bạn được khuyên nằm ngửa. Từ sau tuần thứ 16 của thai kỳ, bạn nên giảm tần suất nằm ngửa của mình lại. Tử cung đang mở rộng với sức nặng của thai nhi ngày một tăng lên sẽ chèn ép động mạch chủ, là mạng lưới dẫn máu từ phần chi dưới về tim. Điều này có thể gây ra huyết áp thấp, làm tình trạng thận hiện hữu trở nên xấu đi, gây giãn tĩnh mạch và phù nề nhiều hơn đồng thời tăng nguy cơ bệnh trĩ.

Trong một số trường hợp, thai nhi cũng không lấy đủ oxy nếu mẹ ngủ ở tư thế này. Người mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, thở gấp trước khi biến chứng xảy đến với thai nhi. Theo bản năng, bé cũng sẽ có phản ứng mạnh mẽ khi cảm thấy mình không được thoải mái, bằng cách đạp hay cử động mạnh để đánh thức và làm cho mẹ đổi tư thế.

Nằm nghiêng: Tư thế lý tưởng

An toàn và được khuyến khích nhiều nhất, bạn nên chọn tư thế nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng bên trái vì nó giúp tối ưu lượng máu mà bé nhận được. Nếu bạn đang nằm sai tư thế? Đơn giản, hãy lăn người lại và bạn có thể thấy rằng mọi thứ đã ổn hơn rồi đấy!

Lưu ý cách nằm xuống và ngồi lên

Dù nằm hay ngồi, bạn cũng không nên vội vã. Muốn nằm xuống, bạn cần ngồi xuống giường, thở một vài hơi để hệ thống tuần hoàn quen với tư thế mới. Tiếp đến, chống một tay lên mặt giường để đỡ bớt trọng lượng cơ thể, xoay người để đưa chân lên giường. Nhớ chống tay ở bên hông để ngăn bạn không rơi khỏi giường, nghiêng người rồi từ từ co chân đồng thời hạ thân người xuống cho đến khi bạn nằm hoàn toàn trên giường.

Khi muốn ngồi lên, bạn cần nằm nghiêng lại, chống một tay ở phía hông, hai chân bắt chéo, từ từ nâng cơ thể lên đến khi ngồi thẳng.

Với sự cẩn thận trong suốt quá trình mang thai, bạn sẽ tránh để xảy ra những sự cố đáng tiếc làm tổn hao sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mình lẫn bé yêu. Hãy để con yêu ra đời với một sự chuẩn bị hoàn hảo nhất nhé.

Bà bầu uống mật ong có tốt không?

0

Mật ong có vị ngọt tự nhiên, được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh và cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mang thai là một quá trình quan trọng, chỉ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Chính vì vậy, không ít mẹ bầu băn khoăn liệu uống mật ong khi mang thai có tốt.

1/ Uống mật ong có tốt không?

Mật ong là hỗn hợp của một số loại đường và các khoáng chất dinh dưỡng như kẽm, magie, các loại vitamin… Tuy nhiên, trong mật ong thường xuyên có sự hiện hiện của các nội bào tử không hoạt động botulinum. Bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em dưới 1 tuổi, do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, chưa đủ khả năng “xử lý”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, sợ bào tử clostridium botulinum có thể cũng sẽ gây hại cho thai kỳ của mình.

Thực tế, theo các chuyên gia, uống mật ong khi mang thai khó có thể ảnh hưởng được tới thai nhi, do các bào tử này đã bị “vô hiệu hóa” bởi hệ thống tiêu hóa “trưởng thành” của mẹ. Không những không gây hại, bà bầu uống mật ong còn dành được khá nhiều lợi ích.

– “Thần dược” cho da: Chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất, mật ong có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, đẩy nhanh quá trình “thay áo” mới cho da mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng mật ong như một lớp kem dưỡng, giúp da mịn màng hơn.

– “Tường thành” bảo vệ cơ thể: Mật ong có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống mật ong có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai và ngăn ngừa các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu… Ngoài ra, mật ong cũng giúp mẹ nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa những triệu chứng cảm cúm thông thường.

– Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Chứa nhiều chất dinh dưỡng, mật ong được xếp vào hàng “siêu phẩm” có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển não.

Một điều lưu ý khi mẹ bầu uống mật ong là không nên uống quá nhiều. Với thành phần là fructose, mật ong có thể gây ít nhiều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu bạn quá lạm dụng.

2/ Uống mật ong đúng cách

– Mẹ bầu không nên uống mật ong sống mà nên hòa với nước nóng để uống. Nhiệt độ tốt nhất vào khoảng 35 độ.

– Không nên uống quá 5 muỗng mật ong mỗi ngày, vì như vậy sẽ cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng từ những nguồn khác. Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

– Đặc biệt, đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, khi sử dụng mật ong cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

– Không nên sử dụng mật ong cùng với các sản phẩm giàu vitamin C và D, vì những dưỡng chất trong mật ong có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ 2 loại vitamin này.

– Không nên ăn mật ong chung với đậu hũ, hoặc sữa đậu nành vì sẽ tạo chất kết tủa, gây khó tiêu, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê do khó thở.

Bà bầu uống nước vối, nên hay không?

0

Để bé con sinh ra trắng trẻo, hồng hào và xinh đẹp, nhiều mẹ chọn ăn uống theo lời truyền của dân gian. Trong đó, mẹo bà bầu uống nước vối khá phổ biến. Mẹ nên tiếp nhận thông tin này thế nào? Liệu nước vối có thực sự hữu dụng?

Có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, cây vối là loại cây mọc nhiều ở miền nhiệt đới. Là, cành non và nụ của cây đều có thể được dùng để chế biến thành thuốc hoặc hãm trà uống hằng ngày. Theo các chuyên gia, lá và nụ vối chứa nhiều tanin, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, chưa kể lại có mùi thơm dễ chịu.

Hơn nữa, trong thành phần của lá và nụ còn chứa một số chất kháng sinh giúp diệt nhiều vi khuẩn gây bệnh Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis. Đó là lý do vì sao người ta hay lấy nước lá vối để trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt…

Thoạt nghe qua, nước vối khá an toàn và nhiều công dụng. Vậy bà bầu uống nước vối liệu có tốt, và tốt như thế nào?

1/ Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu

Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Chất đắng có trong thành phần thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, trong khi đó tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột,…

2/ Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Chứa hàm lượng polyphenol cao, khoảng 128mg/gram trọng lượng khô, và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase, nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, còn giúp ổn định đường huyết, giảm lipid máu, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

3/ Chống ô-xy hóa cho cơ thể

Rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống ô-xy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi các men chống ô-xy hóa trong cơ thể.

4/ Thanh lọc cơ thể

Uống nước vối, đặc biệt vào mùa nóng, sẽ giúp thanh lọc, giải độc cho cơ thể nhanh chóng. Nước vối cung cấp một lượng lớn muối khoáng và vitamin cần thiết để phục hồi năng lượng bị mất do hoạt động, làm việc. Nhờ công hiệu giải nhiệt này, nước vối còn làm mát cơ thể, lợi tiểu và đào thải độc tố qua đường tiết niệu.

5/ Sát khuẩn cho làn da từ trong ra ngoài

 

Uống nước lá vối hằng ngày sẽ giúp da dẻ mẹ bầu thêm mịn màng, sạch mụn, đặc biệt thích hợp với làn da nhờn, da hỗn hợp hoặc nhiều mụn. Ngoài ra, dùng nước lá vối để tắm và gội đầu cũng rất tốt nhờ tính sát khuẩn của loại lá này.

6/ Bà bầu uống nước vối đúng cách?

Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.

 

Món nào tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu?

0

Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, nhưng ăn nhiều mà hấp thụ chẳng bao nhiêu hóa ra lại công cốc. Vì vậy, mẹ bầu lúc nào cũng phải chăm sóc hệ tiêu hóa để duy trì sức khỏe bản thân, đồng thời giúp bé cưng trong bụng phát triển toàn diện nhất.

1/ Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu

-Trái cây, rau củ là lựa chọn thực phẩm hoàn hảo giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động với công suất tốt nhất. Giàu chất xơ, trái cây và rau củ , đặc biệt là táo, chuối, điều hòa hoạt động, kích thích nhu động ruột, chống táo bón hiệu quả cho bạn khi mang thai.

-Ngũ cốc nên được bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn uống cho bà bầu. Đừng bỏ qua gạo lứt, bánh mì, bánh mì đen, bởi chúng là nguồn chất xơ dồi dào, giàu vitamin B1 và chứa ít protein trong lớp vỏ cám. Ăn một lượng ngũ cốc hợp lý hằng ngày, mẹ bầu không lo bị khó tiêu hoặc phù nề.

-Gừng và nghệ: Hai nguyên liệu này rất thân thiện với hệ tiêu hóa. Nghệ làm giảm kích ứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục của tình trạng viêm loét dạ dày. Trong khi đó, gừng lại đặc biệt hiệu quả khi kích thích tiêu hóa, kích thích dạ dày tiết men và chống tiêu chảy.

-Thực phẩm giàu probiotics: Sữa chua, sữa uống lên men, kim chi, súp miso là những gợi ý thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột.

2/ Món ăn gây hại cho hệ tiêu hóa

-Món nhiều gia vị, hương liệu: Loại thức ăn này gây kích ứng dạ dày, bỏng rát thực quản, gia tăng tình trạng đầy hơi, ợ chua, thậm chí viêm loét dạ dày. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn món quá nhiều gia vị, đặc biệt là món cay.

-Thức ăn, đồ uống chứa caffeine như cà phê, so da, bánh chocolate, rất dễ gây kích thích đầy hơi, làm trầm trọng hơn tình trạng ợ nóng khi mang thai.

-Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Tránh thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ, bởi chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong các món này cực kỳ không tốt cho hệ tiêu hóa, chưa kể nghiêm trọng nhất có thể gây ung thư đại tràng.

-Thức uống có cồn: Bạn cần loại bỏ rượu, bia ra khỏi chế độ ăn uống cho bà bầu. Không những không tốt cho hệ tiêu hóa, rượu còn cực kỳ gây hại cho sự phát triển của thai nhi, là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân.

-Lương khô, món khô cứng, khó tiêu, gây khó tiêu, dễ làm trầy xước thành dạ dày và có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột.

3/ Mẹ bầu cần lưu ý gì sau khi ăn no

-Tuyệt đối không uống bổ sung viên sắt sau khi vừa ăn no, bởi khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lúc này rất kém. Thay vào đó, bạn nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

-Tránh uống trà xanh, chè xanh ngay sau khi ăn. A-xít tanna chứa trong nước trà sẽ gây kết tủa với protein, sắt, gây khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

-Không nên nằm nghỉ liền sau bữa ăn. Thức ăn cần có thời gian để tiêu hóa trong dạ dày, sau đó mới có thể chuyển dưỡng chất đi nuôi cơ thể mẹ bầu lẫn thai nhi. Nếu nằm nghỉ ngay tức khắc, não bộ, cơ thể, cả hệ tiêu hóa đều rơi vào trạng thái ngưng nghỉ, trì trệ. Đối với mẹ bầu bị thiếu máu, thói quen xấu này rất dễ tăng nguy cơ trúng gió, mất ngủ.

-Bà bầu cũng không được tắm ngay sau khi ăn. Theo đó, mạch máu trong cơ thể giãn ra, làm máu dồn xuống dưới, không cung cấp đủ cho hệ tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần hấp thu dinh dưỡng về sau. Nghiêm trọng hơn, nguy cơ hạ đường huyết đột ngột là rất cao.

-Nhiều mẹ bầu ăn tráng miệng hoa quả sau bữa ăn. Đây là thói quen ăn trái cây rất sai lầm. Nạp quá nhiều đường vào cơ thể cùng lúc sẽ làm lượng đường huyết tăng cao, tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

-Không chỉ riêng mẹ bầu, ngay cả khi bình thường, vận động ngay lập tức sau ăn no là không nên. Sau khi ăn, nên ngồi nghỉ hoặc đi lại nhẹ nhàng, để ổn định lượng máu cung cấp cho bộ máy tiêu hóa, hỗ trợ cho chức năng tiết dịch và hấp thu của dạ dày và ruột.

 

0FansLike
0FollowersFollow
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

Recent Posts