Các cách làm giảm đau xương cụt khi mang thai

0

Tình trạng đau xương cụt xuất hiện phổ biến ở các bà mẹ mang thai. Một số mẹ xuất hiện triệu chứng đau vào tháng thứ hai, một số khác xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ. Và tùy từng người mà mức độ đau cũng khác nhau.

Đau xương cụt trong thai kỳ tuy phổ biến, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng có thể khiến thai phụ khó chịu, khổ sở trong suốt thai kỳ.

Triệu chứng đau xương cụt ở mẹ bầu

Mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông nếu bị đau xương cụt. Cơn đau có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối kể cả mắt cá.

Thường cảm giác đau bắt nguồn từ một điểm rồi lan rộng ra xung quanh mà không cách nào kiểm soát được.

Nguyên nhân gây ra cơn đau xương cụt

Sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau ở vùng xương cụt.

Khi mẹ mang thai trọng tâm cơ thể cũng nghiêng về phía sau, điều này ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở đốt sống lưng. Chính sự tác động này làm cho các cơ, màng gân và dây chằng thường xuyên phải chịu áp lực trở nên căng và xuất hiện các tổn thương mãn tính. Xương cụt cũng bị chung tác động này.

Ngoài ra chính sự thay đổi vị trí các cơ quan nội tạng của mẹ bầu khi mang thai, chúng dịch lên trên để chừa khoang bụng cho thai nhi và hạ xuống sau khi mẹ sinh con cũng khiến cho xương cụt và vùng thắt lưng bị ảnh hưởng và gây ra đau.

Cách chữa chứng đau xương cụt ở mẹ bầu

Không có cách nào có thể chấm dứt các cơn đau khó chịu này. Nó sẽ là một phần trong suốt thai kỳ của mẹ bầu nếu mắc phải.

Tuy nhiên, những cách dưới đây có thể giúp mẹ bớt khó chịu hơn:

– Mẹ bầu không nên đứng và ngồi nhiều, điều này gia tăng áp lực lên xương cụt. Thay vào đó nên tăng cường nghỉ ngơi ở tư thế nằm, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu mẹ ngồi thì nên có gối tựa sau lưng đồng thời giữ chân vuông góc với mặt sàn nhé.

– Ngâm mình trong nước ấm cũng là một cách để giảm cơn đau cho mẹ bầu.

– Nên kiêng nhẫn và cổ vũ mình vượt qua cơn đau này, tất cả đều là sự hi sinh dành cho bé yêu.

– Nên uống đủ sữa và uống bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ để giúp xương khỏe mạnh.

– Vận động nhẹ nhàng với một vài động tác hông dành cho mẹ bầu cũng có thể cải thiện được điều này.

– Nên giữ hai chân di chuyển cùng hướng khi đi lại.

– Cuối cùng nếu đau quá mức mẹ nên đến khám bác sĩ để có thể được tư vấn loại thuốc giảm đau an toàn.