Tìm hiểu hiện tượng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ

0

Dấu hiệu nhận biết

Nếu mẹ cảm thấy trong bụng, trẻ có những cú giật “póc póc” đều đặn giống vòng quay của kim đồng hồ, đó là những tiếng gõ đều đều ở bụng dưới của mẹ, đây không phải là thai máy mà đây là tiếng nấc của thai nhi.

Theo các nghiên cứu thì trung bình mỗi ngày, bé nấc khoảng từ 1 – 2 lần và mỗi lần nấc kéo dài khoảng 3 – 5 phút.

Mẹ có thể thấy con nấc thông qua hình ảnh siêu âm màu hoặc 4D. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng nấc khi ở trong bụng mẹ, có bé nấc nhiều, có bé nấc tần suất ít hơn nhưng có trường hợp bé lại không nấc trong suốt thai kỳ.

Nấc là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ khi ở trong bụng mẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé nên mẹ không cần phải lo lắng.

Nguyên nhân hiện tượng nấc ở thai nhi

 Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng thai nhi bị nấc là do bé chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở. Vì thế, khi thai nhi nuốt hoặc thở sẽ hít vào hoặc đẩy ra một ít nước ối dẫn đến việc nấc.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại tin rằng sợ dĩ bé nấc là do bé bị đói nên cố uống nước hoặc ăn một thứ gì đó gây ra tiếng nấc.

Làm gì khi bé bị nấc trong bụng mẹ


– Khi mẹ phát hiện những tiếng nấc của con, đừng quá lo lắng và không cần thiết phải đi khám bác sỹ vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Chỉ cần mẹ luôn giữ tình thần thoải mái, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để em bé phát triển tốt là được.

– Có một số bà mẹ cho rằng con nấc do bé bị đói và khát nên cố ăn thật nhiều một thứ gì đó. Điều này là không đúng, hãy thư giãn và thư giãn là cách làm tốt nhất lúc này và xem như bé đang cử động và đạp trọng bụng mẹ mà thôi.

– Nếu tần suất nấc ở bé tăng lên, mẹ thử thay đổi tư thế nếu mẹ đang nằm nghiêng bên trái thì quay sang bên phải, đang ngồi làm việc thì thử đứng dậy đi lại một chút. Thay đổi vị trí sẽ khiến bé dễ chịu hơn nên cũng giảm thiểu được những cơn nấc.

Lần đầu mang thai và làm mẹ với nhiều cảm xúc khó tả, niềm vui cũng nhiều nhưng sự lo lắng và hồi hộp là không thiếu. Nên nhớ, ở mỗi giai đoạn khác nhau em bé sẽ có biến đổi khác nhau với những ai làm đầu làm mẹ thì khó có thể biết được chuyện này.

Vì thế, trước thay đổi của em bé trong bụng, các bà mẹ đừng quá lo lắng, vội vàng đưa ra kết luận mà hãy hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm. Hoặc có thể tìm đến tham vấn ý kiến của bác sỹ để an tâm hơn.