Thai nhi 9 tuần tuổi

0

Thay đổi ở thai nhi tuần thứ 9

Chiếc đuôi nhỏ bé xíu của bé xuất hiện trong các tuần trước đến tuần này đã biến mất hoàn toàn. Có thể nói em bé trong bụng bạn bây giờ đã là một bào thai thực thụ không còn là một phôi mầm nữa. Bên cạnh đó thai nhi cũng có nhiều thay đổi quan trọng trong tuần này. Em bé của bạn giờ dài khoảng 2,3 cm và nặng khoảng 2gram. Đây cũng là thời điểm mà các cơ quan nội tạng đang hình thành.

Cánh tay của bé đang phát triển, các ngón tay đã có thể cử động. Hiện giờ tay của bé đang đặt phía trên ngực. Chân của bé cũng đang dài ra. Lúc này tất cả các khớp xương chính của thai nhi đang bắt đầu hoạt động, bao gồm bả vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.

Giai đoạn này cũng xuất hiện những thay đổi quan trọng khác như: tim của bé đã được phân ra thành bốn ngăn, các van tim cũng đang bắt đầu hình thành. Các cơ quan như cơ bắp, dây thần kinh, cơ quan sinh dục ngoài cũng xuất hiện. Tuy nhiên chưa thể phân biệt rõ qua hình ảnh siêu âm em bé là trai hay gái cho tới một vài tuần lễ nữa.

Thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 9

Tuần này, vòng eo của bạn cũng đã thay đổi chút ít nhưng bụng bạn vẫn chưa to ra.

Tử cung của bạn lúc này to hơn một quả bưởi. Ở tuần thai thứ 9, hệ thống mạch máu của cơ thể thay đổi một cách đáng kể để đáp ứng nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Thể tích máu của bạn tuần này tăng lên khoảng hơn 50% so với trước khi bạn mang thai.

Tuy nhiên, điều này không giống nhau giữa các phụ nữ. Mặc dù bạn chưa tăng cân nhiều nhưng một số bộ phận trên cơ thể đang tăng lên không ngừng, chẳng hạn như hai bầu ngực, hoặc tử cung.

Chế độ dinh  dưỡng                                                                                               

Đây cũng là lúc bạn nên bổ sung thêm canxi. Nếu sữa làm bạn sợ thì hãy uống nước cam, ăn phô mai ít béo. Ăn nhiều thức ăn từ động vật và hoa quả, rau xanh, vì chúng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể cung cấp cho bạn đủ chất đạm, sắt, axit folic, canxi và vitamin C.

Bên cạnh đó việc sử dụng các loại tinh dầu cho việc tắm rửa cũng như mát xa tất nhiên là có sự lựa chọn để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái.

Các bệnh thường gặp

Bạn nên bổ sung thêm mỗi ngày 300 calo để nuôi dưỡng em bé. Đừng cố gắng giảm cân trong thời kì mang thai để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi. Sự tăng tiết hormon relaxin cũng đồng nghĩa với việc gây ra chứng táo bón cho phụ nữ mang thai ở tuần này.

Bên cạnh đó lượng máu trong huyết mạch đang tăng lên để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi, hệ động mạch, mao mạch tăng cường hoạt động có thể gây ra chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.

Ngoài ra, các triệu chứng ốm nghén vẫn còn xuất hiện, gây khó chịu cho mẹ bé.

Bố mẹ cần làm

Đừng lo lắng quá về tình trạng ốm nghén, vì nó sẽ nhanh chóng qua mau. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được uống bổ sung vitamin B6.

Bố bé nên quan tâm tới mẹ nhiều hơn, giúp đỡ mẹ bé các công việc nhà. Cần tránh việc nâng vác các vật nặng, vì chúng rất nguy hiểm cho sự an toàn của cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Cúi người quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn như nhặt đồ đạc, giặt quần áo và lau sàn nhà đều khiến lưng của bạn phải chịu những cơn đau đớn, khó chịu. Bên cạnh thời gian làm việc, mẹ và bố bé cũng nên dành ra nhiều thời gian rảnh vào buổi tối để đi bộ cùng nhau hoặc nghỉ ngơi.

Đừng quá lo lắng khi sắp trở thành cha mẹ, mọi việc sẽ tốt đẹp nếu bạn hiểu tốt và có những biện pháp kịp thời cho bé của bạn.