Thai nhi 12 tuần tuổi

0

Thay đổi ở thai nhi tuần thứ 12

Em bé của bạn nặng gần 15g và dài khoảng 5,4cm. Hình hài của bé hiện giờ đã rất hoàn chỉnh từ đầu đến chân. Nhịp tim của bé ở khoảng 160 nhịp/phút. Các ngón tay và chân của bé đã hoàn toàn tách nhau ra, có thể co nắm tự do. Bộ xương của bé đã bắt đầu trở nên cứng cáp.

Ngón tay của bé bắt đầu lờ mờ xuất hiện dấu vân tay, các ngón chân trông hơi cong, và đặc biệt làn da của bé khá mỏng. Mắt bé vẫn nhắm nghiền và miệng liên tục hút nước ối lấy dưỡng chất từ mẹ nuôi cơ thể. Ruột của bé đã phát triển hoàn chỉnh và có thể hút thức ăn vào khoang ruột thông qua dây rốn. Thận cũng đã bắt đầu có thể bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 12

Tuần này, bạn đã cảm thấy đỡ mệt mỏi và khó chịu hơn các tuần trước. Nhau thai đóng vai trò sản xuất các hoóc-mon, đặc biệt đây là một liên kết bền vững giữa mẹ và thai nhi. Thể tích máu của mẹ tăng lên nhiều hơn, các hoóc môn sinh sản phối hợp với nhau để tiết nhiều dầu qua da hơn, làm cho làn da bạn trở nên mịn màng, óng ả hơn.

Đáp ứng với sự phát triển không ngừng của thai nhi, tử cung của bạn cũng phát triển từng ngày. Bạn có thể cảm thấy nó nằm ớ dưới thấp trong bụng của bạn, ngay trên xương mu. Điều này giúp giảm bớt áp lực của thai nhi lên bàng quang và không gây cho bạn cảm giác mót tiểu nhiều nữa.

Lúc này, ngực của bạn có thể cảm thấy to ra và nhức hơn, đôi khi bạn còn cảm thấy ngứa. Cân nặng của bạn bắt đầu tăng. Không chỉ bụng ngày một to ra, mông, chân và cạnh sườn của bạn cũng đang to dần lên.

Chế độ dinh dưỡng

Hãy tránh các loại thực phẩm, thức ăn có chứa nhiều chất béo, các thực phẩm có tính axit hoặc nhiều gia vị. Đây là những nguyên nhân điển hình gây ra chứng ợ nóng ở mẹ bầu. Việc này cũng sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác dễ chịu hơn sau các bữa ăn.

Ngoài ra, để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy chuyển thực đơn từ tất cả các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, gạo và mì ống sang bánh mì nguyên cám, và gạo nguyên cám, giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Hãy tránh các loại thực phẩm ngọt và thức uống có caffein, cố gắng ăn mỗi bữa cách nhau bốn tiếng đồng hồ. Uống nhiều chất lỏng, kể cả nước lọc và nước rau quả ép. Các loại nước chưa được lọc có thể là nguồn nhiễm khuẩn đáng sợ vì thế tốt nhất là luôn mang nước uống theo bên người. Và nhớ tranh thủ ngủ trưa bất cứ khi nào bạn có thể.

Các bệnh thường gặp

Bạn có thể bắt đầu có những cơn ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu) – một cảm giác nóng kéo dài từ phía dưới xương ức đến cổ họng của bạn, có thể kèm theo những tiếng nấc.

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều mắc phải triệu chứng này. Hơn nữa cùng với chứng ợ nóng, trong thời gian mang thai, nhau thai sản xuất rất nhiều hoocmone progesterone, kích thích tố này làm giãn các van ngăn cách thực quản từ dạ dày. Đặc biệt là khi bạn nằm xuống, axit dạ dày có thể thấm lên thực quản, gây cảm giác nóng rát khó chịu.

Bạn có thể mắc thêm một chứng bệnh khá phổ biến của thời kỳ thai nghén là giãn tĩnh mạch do lượng máu tăng lên nhiều khiến các mạch máu không kịp giãn nở để thích nghi.

Bố mẹ cần làm

Hãy thường xuyên kiểm tra qua trình phát triển của thai nhi bằng việc siêu âm đặc biệt là trong các tuần từ 12 – 14. Điều này giúp đảm bảo quá trình mang thai của bạn có bình thường và bé có khoẻ mạnh không.

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu bạn vẫn muốn tiếp tục uống axit folic bổ sung sau thời điểm này. Hãy tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc mọi nơi. Trao đổi với sếp về tình trạng của mình để nhận được sự ưu ái cần thiết.

Bạn nên tới thăm khám bác sĩ trong tuần này tiến hành làm các xét nghiệm xem thai nhi có phát triển bình thường không, và thật cần thiết để siêu âm phát hiện hội chứng Down cho bé.

Nếu như chưa có kiến thức gì về thai sản hay nuôi con bạn hãy tìm cho mình một lớp học tiền sản phù hợp nhé. Nếu có thể hãy nghĩ tới kế hoạch đặt tên cho con bạn.