Thai 5 tuần tuổi

0

Giai đoạn này là giai đoạn bạn nên tìm hiểu về quá trình thai nghén để chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé một cách tốt nhất.

Sự thay đổi ở thai nhi tuần thứ 5

Thông thường bác sĩ tính tuổi thai không phải từ lần quan hệ thụ thai, mà việc tính tuổi thai dựa vào thời điểm thấy kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Do đó nếu thai nhi đang ở tuần thứ 5 tức là phôi thai này mới phát triển được khoảng 2 tuần kể từ khi thụ thai. Kích thước của thai nhi vô cùng nhỏ. Lúc này thai nhi có chiều dài chỉ khoảng 1,25 mm thôi.

Giai đoạn này, nhau thai và dây rốn đã bắt đầu hình thành và hoạt động tích cực, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và ô xy giúp nuôi dưỡng thai nhi.

Tại tuần thứ 5 này, phôi thai trong bụng bạn phát triển rất nhanh chóng nhưng chưa có hình hài gì rõ rệt. Thai nhi mới chỉ xuất hiện ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Về sau, phần ống thần kinh này sẽ phát triển thành cột sống và não bộ của bé.

Tim thai cũng đã được hình thành, do đó hãy giữ sức khỏe cho mẹ để đảm bảo trái tim khỏe mạnh cho bé.

Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 5

Giai đoạn mang thai tuần thứ 5 bạn sẽ thấy một số dấu hiệu khác thường về cả tâm sinh lý, đây là dấu hiệu của thai nghén. Ngực của bạn căng và nhức hơn do tuyến sữa đã bắt đầu phát triển chuẩn bị cho giai đoạn nuôi bé sau này. Nếu còn băn khoăn về sự tồn tại của thai nhi trong bụng, bạn có thể xác minh bằng que thử thai hoặc đi xét nghiệm, siêu âm.

Trong tuần này, do áp lực của thai nhi lên bàng quang của bạn nên bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn đi tiểu. Cảm giác buồn nôn, chóng mặt, cảm giác khó thở khi đi ngủ hoặc mỗi sáng thức dậy sẽ làm phiền bạn nhiều hơn. Chúng gây cảm giác vô cùng khó chịu cho mẹ bé, đây là nguyên nhân giải thích việc người mang bầu thường khó tính hơn bình thường.

Chế độ dinh dưỡng trong tuần thai thứ 5

Nếu các biểu hiện ốm nghén này gây khó chịu quá mức, bạn có thể áp dụng các liệu pháp đơn giản như uống nhiều nước, ăn thành các bữa nhỏ, chọn các thực phẩm dễ tiêu. Đặc biệt bạn nên tránh xa các loại đồ uống có ga hoặc chứa chất kích thích, cafein. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng về các biểu hiện thai nghén, nó có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Trong tuần này, bạn cũng không nên lo lắng quá mức, các chế dộ ăn kiêng là không cần thiết. Tốt hơn, bạn nên bổ sung thật nhiều lượng vitamin cũng như dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai phát triển tốt cũng như tạo đà cho mẹ khỏe mạnh trong suốt thai kì.

Bố mẹ nên làm

Tập thể dục cũng là một biện pháp tốt cho bà bầu trong mọi giai đoạn thai nghén. Việc này làm tăng lực, phát triển sức mạnh của bạn và giúp cơ thể bạn đáp ứng được nhu cầu vật chất của thai kỳ. Bạn cũng cần phải quản lý trọng lượng của mình trong suốt thời kỳ mang thai để tránh những tác động xấu lên thai nhi.

Ngoài ra, tập thể dục còn giúp bạn ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ cũng như chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những khó chịu khi sinh con. Hãy định hướng cho phương pháp chăm sóc bà bầu và em bé tốt nhất có thể để có một gia đình hạnh phúc.