Sự thật đằng sau những cơn nghén của mẹ bầu

0

Thời kỳ ốm nghén nhiều mẹ bầu thường thèm ăn một vị nhất định nào đó như chua, ngọt, cay… Sở thích đột ngột này không chỉ là do tính cách mẹ bầu mà nguyên nhân sâu xa còn là những dấu hiệu của cơ thể. Hãy xem nó chứa những thông điệp riêng gì nhé!

1. Đồ ngọt, sô-cô-la, kem

Nếu mẹ bầu bỗng dưng muốn ăn những món ăn thuộc nhóm này, chắc chắn cơ thể đang cần nhiều năng lượng hơn. Sự thay đổi về tâm lý, cảm xúc hoặc giảm đường huyết khi mang thai thường khiến cho cơ thể uể oải và cần cung cấp nguồn năng lượng mới để cảm thấy khá hơn. Ngoài ra, thèm sô-cô-la còn cho thấy mẹ bầu có khả năng bị thiếu máu thai kỳ.

Tuy nhiên, việc thỏa mãn sở thích ăn ngọt có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với bệnh tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác có hại cho cả hai mẹ con. Vì vậy, lúc này mẹ có thể bổ sung bằng các loại trái cây. Mỗi ngày ăn từ 3 đến 5 loại hoa quả sẽ giúp mẹ bầu không còn cảm giác thèm đồ ngọt và đồ béo nữa. Với sô-cô-la và kem mẹ có thể ăn nhưng nhớ là ăn ít thôi nhé.

2. Đồ ăn cay, dưa bao tử ngâm giấm

Đây là nhóm thực phẩm có vị mạnh, gây kích thích vị giác lớn. Nếu mẹ bầu thèm ăn nhóm thực phẩm này nguyên nhân được lý giải là do sự thay đổi nội tiết tố khiến mẹ bầu muốn thử các cảm giác mới, khác lạ khác.

Với những thực phẩm cay, đắng, chua này trước khi ăn mẹ bầu nên tìm hiểu thành thành phần của chúng để xem chúng có hại gì không nhé! Ớt cay dù không cấm tuyệt đối nhưng mẹ bầu cần hạn chế. Một số loại thực phẩm khác như mướp đắng mẹ bầu tuyệt đối không được ăn do ảnh hưởng của chúng lên cơ thể mẹ và bé, rất nguy hại.

3. Khoai tây chiên, các loại bánh phồng

Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất béo và muối. Khi mẹ bầu bỗng dưng mê các món ăn thuộc nhóm này chắc chắn cơ thể đang bị thiếu nước hoặc natri, trong khi natri là khoáng chất đóng khá quan trọng đóng vai trò giữ nước cho cơ thể. Việc bổ sung lượng natri cần thiết bằng cách ăn những món trên sẽ khiến cơ thể dễ phù nề do tích nước. Chưa kể, lượng muối tăng còn khiến mẹ bầu dễ bị mắc chứng tiền sản giật hơn.
Theo đó, lượng natri giới hạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 2.5mg, để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ bầu nên cân nhắc lượng thực phẩm tiêu thụ để không gây ra thiếu hay thừa cho cơ thể.

4. Thịt, cá, trứng

Đây là nhóm thực phẩm cơ bản, nếu mẹ bầu nghén nhóm này cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt protein, canxi và chất béo. Điều mẹ bầu cần làm là bổ sung nguồn thực phẩm này trong thực đơn của mình mỗi ngày. Nếu mẹ đang ăn chay hãy bổ sung thêm đậu phụ.

Tuy vậy, protein cũng dễ gây ợ chua và nóng trong người, không nên cung cấp quá nhiều cho cơ thể. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 70mg protein.

5. Phấn, dầu, sơn

Đây là nhóm không khuyến khích cho bất cứ ai ăn, kể cả người bình thường. Thế nhưng một số mẹ bầu lại mắc triệu chứng này, thích ngửi mùi dầu, sơn, phấn.

Nguyên nhân của việc nghén kỳ quặc này là do mẹ bầu mắc pica – một hội chứng rối loạn ăn uống. Hội chứng xảy ra có thể do mẹ bầu thiếu hụt sắt trong thai kỳ hay do những bất ổn trong tâm lý như rối loạn, căng thẳng, ám ảnh gây ra…

Việc mẹ bầu cần làm lúc này là nên gặp bác sĩ để điều trị và hạn chế tiếp xúc với các chất kể trên.

6. Đá lạnh

Ngoài những “món” nghén trên, một số mẹ bầu lại ưa chuộng những viên đá lạnh, nhai trực tiếp hay nhâm nhi hoài một món đồ uống có đá nào đó. Nguyên nhân của việc này có thể là do mẹ bầu đang bị mất nước hoặc nóng trong người.

Có nhiều cách để mẹ bầu giảm nóng và cân bằng nhiệt cho cơ thể. Mẹ có thể chườm khăn lạnh, ăn đồ mát, uống nhiều nước hơn. Tuy đá lạnh không gây hại quá nhiều nhưng mẹ bầu cũng cần hạn chế vì chúng không tốt cho cổ họng và còn gây lạnh bụng nữa.