Sự phát triển kì diệu của thính giác thai nhi

0

Khi thai nhi có thể nghe đó cũng là lúc mẹ hoặc bố có thể trò chuyện, hát hoặc đọc truyện để giúp thính giác thai nhi phát triển.

Để tìm hiểu tất cả mọi thứ bạn cần biết về mốc thời gian và ý nghĩa của sự phát triển thính giác thai nhi, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nếu mẹ đã quen với ý nghĩ em bé đang phát triển trong cung lòng mình, hãy bắt đầu trò chuyện với bé, ngân nga những bài hát ru và khuyến khích chồng mình cùng làm những điều này để chuyện trò với em bé trong bụng. Đừng nghĩ tất cả những hành động này đều vô vọng. Bởi lẽ từ giai đoạn giữa thai kỳ, thai nhi đã có thể lắng nghe âm thanh từ bên ngoài cơ thể của mẹ. Những tiếng nói, giai điệu và tiếng ồn từ bên trong cơ thể mẹ là cách để bé làm quen với môi trường bên ngoài khi bé chào đời.

Khi nào thai nhi có thể nghe được?


Khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, mặc dù phôi thai chỉ nhỏ hơn một hạt đậu, nhưng các tế bào bên trong bộ phần đầu của bé đã phát triển và bắt đầu tự sắp xếp các mô cuối cùng gồm não, mặt, mắt, tai và mũi. Mặc dù khi siêu âm, bạn không thể phân biệt được đâu là tai nhưng bên trong tai, mê cung phức tạp của ống hình thành nên tai đang bắt đầu định hình.

Từ tuần 9, phần thịt nhỏ sẽ xuất hiện ở hai bên cổ của thai nhi và dần dần di chuyển lên đúng vị trí, cong lên và trở thành đôi tai bé nhỏ dễ thương.

Trong suốt ba tháng đầu tiên và 3 tháng tiếp theo, tai của bé sẽ tiếp tục phát triển. Tai trong kết nối với các tế bào thần kinh trong não, chịu trách nhiệm xử lý âm thanh và các xương rất nhỏ của tai giữa (cảm nhận được sự rung động của sóng âm) sẽ đảm nhận tạo nên hình thức bên ngoài.

Khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ, tai đã có cấu trúc hoàn thiện và có khả năng giúp bé phát hiện một số tiếng động hạn chế. Một số trong số này là những âm thanh từ bên trong cơ thể mẹ như tiếng róc rách của dạ dày, tiếng thở của mẹ và tiếng nước ối. Chỉ vài tuần nữa, thính giác thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ. Bé sẽ nghe được nhiều âm thanh từ thế giới bên ngoài.

Đến tuần 24, bé đã bắt đầu phản ứng để đáp lại với tiếng nói và tiếng ồn từ bên ngoài bụng mẹ.

Thai nhi nghe được gì?

Âm thanh truyền đi tốt nhất trong không gian mở. Điều này giải thích vì sao bạn có thể nghe thấy ai đó hét lớn dễ dàng hơn trong không gian mở so với khi nằm dưới nước. Cũng vậy, thai nhi không được tiếp xúc với không khí mở nên trong lúc bé vẫn đang phát triển bên trong bụng mẹ với nước ối xung quanh và tất cả các tạp âm của cơ thể mẹ thì những gì bé nghe được sẽ chỉ là những âm thanh bị bóp nghẹt dù thính giác thai nhi đã phát triển.

Hãy thử đặt tay lên miệng mình, cùng làm với chồng và sau đó trò chuyện như bình thường, bạn sẽ có được phiên bản âm thanh lồng tiếng cho những gì bé nghe được trong bụng mẹ. Tất nhiên, điều này chỉ là một thử nghiệm vui nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng một số từ bị nuốt và không thể nghe được. Tương tự như vậy, hãy thử hát một bài hát. Lúc này bạn sẽ nghe thấy giai điệu to và rõ ràng, nhưng đó không phải là lời bài hát.

Chính vì vậy, nếu bố mẹ muốn bé nhận ra giọng của mình sau khi chào đời, hãy nói thật to và rõ. Tiếng chó sủa, còi xe hoặc tiếng khóc của trẻ nhỏ có thể sẽ khiến bé giật mình và khó chịu hơn so với khi nghe một bản nhạc yên tĩnh. Thế nhưng không phải lúc nào những âm thanh này cũng bất lợi. Trong khoa học gọi đó là “tiếng ồn trắng” nếu nó ở cường độ thấp và có tác dụng giúp trẻ không bị giật mình trong giai đoạn sơ sinh.

Thai nhi nghe rõ nhất âm thanh từ giọng nói của mẹ

Khi bạn mang thai, âm thanh rõ nhất đến với thai nhi là do mẹ tạo ra. Trong khi hầu hết các âm thanh khác đều được truyền qua không khí, sau đó thông qua tử cung đến với bé thì khi mẹ nói, những âm thanh từ giọng nói của mẹ lại vang lên qua xương và phần còn lại của cơ thể để làm khuếch đại nó lên.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhịp tim của thai nhi tăng lên khi nghe thấy giọng nói của mẹ và thai nhi cũng bình tĩnh hơn hơn nghe mẹ nói. Vì vậy, mẹ nên lặp đi lặp lại các hoạt động đọc truyện, trò chuyện và hát trong thai kỳ để vừa giúp thai nhi nhận biết giọng nói của mẹ vừa giúp tinh thần của bé ổn định hơn.

Các ông bố đừng vì thế mà nản lòng vì ngoài giọng mẹ ra, thai nhi cũng có khả năng nhận ra tiếng nói từ người khác và chắc chắn trong đó có cả bạn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh sẽ phản ứng khác nhau khi nghe từ và âm thanh đã được lặp đi lặp lại hàng ngày trong suốt ba tháng cuối, trong khi đó những thai nhi chưa bao giờ nghe giọng nói của mẹ hoặc bất kỳ ai lại không có những phản ứng tương tự. Bên cạnh đó, họ cũng cho thấy những âm vực thấp sẽ được thai nhi tiếp nhận hiệu quả hơn so với những âm vực cao. Vì vậy, khi bạn đọc hoặc hát cho bé nghe là lúc bé đang học tiếng nói của bạn.

Làm sao để hỗ trợ thai nhi phát triển thính giác?

Cần phải làm gì để thính giác thai nhi phát triển bình thường? Có nên cho bé nghe nhạc cổ điển bằng cách áp tai nghe vào bụng bầu? Có nên tránh nghe nhạc rock hay không? Đó là những câu hỏi mà nhiều bố mẹ sẽ đặt ra khi muốn tìm hiểu về thính giác của thai nhi.

Theo các chuyên gia, tốt nhất nên dùng những âm thanh bình thường của cuộc sống. Không có nhiều lý do để thuyết phục bạn nên tránh các buổi nhạc rock.

Tiếng ồn kéo dài và lặp đi lặp lại không ảnh hưởng hay làm mất thính giác của một thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong một nhà máy ồn ào suốt tám tiếng một ngày, nên nói chuyện với chủ kinh doanh để có thể tạm thời chuyển đến một nơi làm việc yên tĩnh hơn.

Sau cùng, có thể bạn đã nghe nói nhạc cổ điển giúp tăng chỉ số IQ của thai nhi nhưng không có bằng chứng rõ ràng chứng minh cho kết luận này. Chính vì vậy, bạn có thể nghe những giai điệu yêu thích của mình – dù đó là bản sonata cổ điển, tonk honky hay rock and roll. Và như thế, thai nhi chỉ có thể học cách yêu âm nhạc hơn mà thôi!