Bệnh trầm cảm trong thời kỳ mang thai

0
  1. Triệu chứng của bệnh trầm cảm khi mang thai
  • Cảm giác chán nản, thất vọng hoặc trống rỗng.
  • Dễ cáu kỉnh, bối rối, lo âu hoặc thường xuyên khóc vô cớ.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Thèm ăn suốt ngày hoặc cả ngày không muốn ăn gì cả.
  • Cảm giác có tội lỗi hoặc có cảm giác không chút hy vọng,  thường xuyên nghĩ về sự chết chóc, có ý nghĩ hoặc kế hoạch tự sát.
  • Khi bị trầm cảm thì nhịp tim của bà bầu thường tăng, có hiện tượng choáng ngất, toát mồ hôi, khó thở, cảm thấy mình giống như bị suy tim hoặc có cái gì đó đang tấn công mình.
  • Thường xuyên lo lắng tới sức khỏe của thai nhi hoặc cảm thấy sợ hãi một điều gì đó đang và sẽ xảy ra với mình.
  • Cuối cùng, là triệu chứng bất thường ở tinh thần như tăng hoạt động, ngủ ít, ăn ít, suy nghĩ tiêu cực, hành xử và kỹ năng xã hội không được như trước, phán đoán không linh hoạt…
  1. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm khi mang thai

Mang bầu là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với cơ thể người mẹ, không chỉ về mặt thể chất sức khỏe mà còn có cả sự thay đổi về tâm lý, tâm trạng. Lượng hormone thay đổi khi mang thai hay những biến cố trong cuộc sống (như người thân qua đời, tan vỡ gia đình…) ảnh hưởng tới tâm lý, làm thay đổi chất hóa học trong não, dẫn tới trầm cảm.

Tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm, không được điều trị tốt khi còn nhỏ hoặc gia đình có người bị trầm cảm…

  1. Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm

Khi bà bầu bị mắc trầm cảm thì nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ sinh con nhẹ cân, ít gắn bó với con. Ngoài ra, chứng trầm cảm của bà bầu cũng có thể làm trì hoãn sự phát triển ngôn ngữ của bé, làm bé bị rối loạn hành vi, cảm xúc.

Giấu bệnh trong lòng hay chạy trống nó đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những bà bầu trầm cảm không được chăm sóc đúng mức có thể tìm đến rượu, thuốc lá, ma túy, thậm chí họ có thể phá thai hoặc tự vẫn.

Tình trạng trầm cảm của mẹ với sự gia tăng của hormone stress sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng và làm gia tăng nguy cơ sinh non. Khi mẹ bị trầm cảm thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị bệnh giống mẹ.  Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về ứng xử của đứa trẻ thời thơ ấu.

  1. Phương pháp điều trị

Làm mọi việc dễ dàng, thoái mái: Đừng tạo cho mình áp lực phải làm tất cả mọi việc trước khi bé chào đời. Bạn nên chăm sóc bản thân nhiều hơn, chọn những công việc mà bạn cảm thấy tốt cho tâm trạng của mình và chú ý bồi bổ dinh dưỡng để thai nhi khỏe mạnh.

Gắn kết với những người xung quanh: Bạn hãy dành nhiều thời gian cho chồng và những người thân, bạn bè, đồng nghiệp… của mình. Khi đó, bạn không còn chán nản, cô đơn nữa.

Ra ngoài dạo thường xuyên sẽ giúp bạn thoái mái thư giãn, không còn sợ hãi và lo lắng mọi buồn phiền nữa. Bạn đừng nên thu mình ngồi than thở, trách móc bản thân mà hãy nghỉ ngơi, hoặc bạn có thể tới các lớp học yoga dành cho bà bầu cũng giúp tâm hồn bạn thư thái, thoái mái hơn.

Điều trị trầm cảm ở thai phụ cần có sự phối hợp của thầy thuốc chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần. Khi dùng thuốc chống trầm cảm cho thai phụ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc kỹ lợi hại cũng như đáp ứng điều trị của bệnh nhân để chọn phương án tối ưu.

Khi bị bệnh trầm cảm, các bà bầu hãy yên tâm điều trị, đừng để lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, hãy luôn vui tươi, yêu đời và tận hưởng thời gian đặc biệt ngọt ngào của 9 tháng thai kỳ này.