Bà bầu có nên ăn quả lê?

0

Quả lê rất giàu dinh dưỡng, có hương vị thơm ngon và mọng nước. Nhưng liệu đây có phải là lựa chọn tốt cho các mẹ bầu hay không? Cùng trả lời câu hỏi này bằng cách đọc bài viết dưới đây nhé!

Theo nhiều chuyên gia, bà bầu nên bổ sung quả lê vào thực đơn của mình, vì lê có những tác dụng không ngờ đến sức khoẻ trong suốt thai kỳ của mẹ bầu đấy!

1/ Công dụng của quả lê với bà bầu

– Thanh nhiệt, lợi tiểu: Quả lê có tính mát, vị ngọt hơi chua, không độc,… giúp mẹ bầu thanh nhiệt, lợi tiểu, thanh tâm nhuận phổi, trị ho, tiêu đờm, giải khát.

– Giảm phù nề:  Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng này.

– Tăng sức đề kháng: Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong trái lê rất quan trọng với quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể, rất hữu ích với sức khoẻ của người đang mang thai.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy, việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2. Danh sách các loại trái cây có hàm lượng chất anthocyanin dồi dào gồm có lê, táo và việt quất. Lê còn có chỉ số đường huyết thấp, giúp giữ lượng đường trong máu luôn ổn định nên sẽ là loại trái cây thích hợp với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

– Tốt cho hệ hô hấp và gan: Bà bầu ăn lê thường xuyên có thể ngăn ngừa khô miệng và môi. Lê có thể không chỉ bảo vệ cổ họng mà còn là loại thuốc tự nhiên tốt nhất để chữa bệnh viêm phổi, viêm phế quản và viêm gan.

– Ngừa táo bón: Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Nguồn chất xơ trong lê có tác dụng giúp cho việc tiêu hóa của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn và làm sạch cơ thể, thải các độc tố và chất thải khác, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.

– Chữa rạn da: Không những thế, quả lê còn có tác dụng chữa rạn da cho bà bầu. Theo kinh của nhiều người chia sẻ, thoa hỗn hợp lê trong suốt thời kỳ mang thai sẽ giúp bà bầu có làn da sáng, căng, mịn màng, xóa hẳn dấu hiệu rạn da.

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g quả lê
Năng lượng 63kcl
Vitamin A 20IU
Vitamin C 4 mg
Vitamin B2 0.04 mg
Sinh tố B 0,02 mg
Canxi 13 mg
Sắt 0.3 mg
Photpho 16mg
Kali 182mg
Carbohydrates 15.8mg
Protein 0.7mg
Chất béo 0.4 gm

2/ Lưu ý khi mẹ bầu ăn quả lê

– Lê không phải là một loại trái cây dễ dị ứng, các trường hợp gặp được là rất hiếm. Tuy nhiên, một số người có thể phát triển hội chứng dị ứng miệng, gây khó chịu trong miệng khi ăn quả lê.

– Loại quả này cũng chứa cao FODMAPs, đó là carbohydrates chuỗi ngắn gây hấp thụ kém ở một số người. Lê cũng chứa rất nhiều fructose, đặc biệt là khi chín và điều này có thể có tác dụng phụ ở những người bị rối loạn hấp thu fructose. Đầy hơi và tiêu chảy là triệu chứng chính của fructose kém hấp thu và nhạy cảm FODMAPs. Điều này dường như là đặc biệt phổ biến trong số những người bị hội chứng ruột kích thích. Vì lý do này, những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn lê.

3/ Mách mẹ bầu cách mua và bảo quản lê

– Nên chọn những trái lê sẫm màu nhưng không quá cứng. Chú ý vỏ lê phải mịn màng, không có vết bầm tím hoặc giập nát.

– Để những trái lê nhanh chín, bạn có thể lưu trữ chúng ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày giúp làm mềm và trái lê chín tự nhiên.

– Nếu không thể tiêu thụ kịp thời trái lê ngay lập tức sau khi đã chín, mẹ bầu có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh trong một vài ngày vì lê vẫn có thể còn tươi trong ngần ấy thời gian.